Sản xuất Công chúa và chàng Ếch

Phát triển ban đầu

Disney đã từng tuyên bố rằng Ngôi nhà trên núi (2004) sẽ là phim cuối cùng của họ sử dụng công nghệ hoạt hình truyền thống. Sau khi Disney mua lại Pixar vào đầu năm 2006, Ed CatmullJohn Lasseter, chủ tịch và giám đốc sáng tạo của Walt Disney Animation Studios, đã rút lại quyết định này và phục hồi việc sản xuất hoạt hình truyền thống của hãng.[2] Disney cho đi tìm các họa sĩ hoạt hình trước đây bị cho thôi việc hoặc đã rời hãng phim sau khi bộ phận hoạt hình truyền thống bị đóng cửa vào năm 2003 và thuê lại họ cho dự án này.[3] Lasseter cũng mời lại các đạo diễn Ron ClementsJohn Musker, những ngươi từng tham gia thực hiện các phim như The Great Mouse Detective (1986) Nàng tiên cá (1989), Aladdin (1992), Hercules (1997), và Treasure Planet (2002).[4][5] Hai người đã rời công ty vào năm 2005, nhưng Lasseter mời họ trở lại Disney để đạo diễn và viết kịch bản cho phim, đồng thời cho họ được chọn phong cách hoạt hình (truyền thống hay CGI) mà họ muốn.[6]

Giai đoạn phát triển cốt truyện cho phim bắt đầu bằng việc hợp nhất hai dự án riêng biệt đang cùng được phát triển ở Disney và Pixar lúc bầy giờ, cả hai đều dựa theo truyện cổ tích "Hoàng tử ếch".[3][6] Một trong hai dự án này ngoài ra còn lấy ý tưởng từ tiểu thuyết The Frog Princess của E. D. Baker, trong đó nhân vật nữ chính (Công chúa Emma) hôn một chàng hoàng tử dưới hình dạng con ếch (Hoàng tử Eadric), nhưng thay vì biến hoàng tử thành người, thì chính nàng cũng trở thành một con ếch.[3] Công chúa và chàng Ếch trở lại với phong cách phim nhạc kịch vốn đã từng làm nên thành công của nhiều phim hoạt hình Disney trước đây, với một phong cách được Musker và Clements phát biểu rằng giống như Aladdin và Nàng tiên cá, phong cách này lấy cảm hứng từ thời kỳ hoàng kim của những tác phẩm hoạt hình chiếu rạp của Disney như Cô bé Lọ Lem.[7]

Musker và Clements cho rằng mặc dù tất cả các truyện cổ tích đều lấy bối cảnh ở châu Âu, nhưng họ vẫn có thể kể một câu chuyện xảy ra ở Mỹ.[7] Hai đạo diễn nói rằng họ chọn New Orleans như một cách tưởng nhớ lịch sử của thành phố, cùng những nét "thần kỳ" của nó, và cũng bởi vì đó là thành phố ưa thích của Lasseter.[6][8] Họ đã tới thăm Louisiana mười ngày trước khi bắt tay vào viết kịch bản.[7]

Công chúa và chàng Ếch ban đầu được công bố với tên gọi Nàng công chúa Ếch vào tháng 7 năm 2006;[2] những bản phác thảo và các bài hát ban đầu đã được giới thiệu với công chúng ở cuộc họp các cổ đông hàng năm của Công ty Walt Disney vào tháng 3 năm 2007.[9] Những công bố này vấp phải sự chỉ trích của truyền thông Mỹ – Phi, chủ yếu là do những chi tiết của truyện Công chúa ếch, các nhân vật, và bối cảnh được cho là không mấy hấp dẫn.[10][11] Các nhà phê bình người Mỹ gốc Phi phản đối tên gọi ban đầu của nhân vật chính, "Maddy", bởi nó gợi sự tương đồng với thuật ngữ gây xúc phạm "mammy".[10] Họ cũng chỉ trích kịch bản ban đầu cho Maddy là một người hầu gái,[11] việc một người phụ nữ da đen yêu một chàng hoàng tử không phải là người da đen,[10] và việc chọn một thầy thuốc phù thuỷ da đen làm nhân vật phản diện chính của phim.[10] Tiêu đề Công chúa ếch cũng được một số nhà phê bình coi là một lời chế nhạo người Pháp.[12] Việc bộ phim lấy bối cảnh ở New Orleans cũng làm nổi lên nhiều tranh luận, khi thành phố này vừa bị phá thuỷ nặng nề bởi bão Katrina vào năm 2005, khiến nhiều người phải chuyển đi, trong đó chủ yếu là người da đen.[13] Các nhà phê bình cho rằng việc chọn New Orleans làm bối cảnh cho một bộ phim Disney với nhân vật nữ chính người da đen là một sự xúc phạm tới cảnh ngộ của các nạn nhân bão Katrina.[10][13]

Đáp lại những lời chỉ trích ban đầu này, tựa đề của bộ phim được thay đổi từ Công chúa ếch sang Công chúa và chàng Ếch vào tháng 5 năm 2007. Tên nhân vật chính cũng được đổi từ "Maddy" sang "Tiana",[12][14] và nghề nghiệp của cô cũng thay đổi từ người hầu gái sang một nữ phục vụ bàn.[10] Người dẫn chương trình Oprah Winfrey được thuê làm cố vấn kỹ thuật cho phim, và sau này cô còn tham gia lồng tiếng với vai mẹ của Tiana là Eudora.[6]

Kịch bản và đề tài

Trưởng nhóm phát triển cốt truyện, Don Hall, miêu tả kịch bản là một câu chuyện cổ tích "nhiều nút thắt đủ để khiến nó trở nên tươi mới",

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Công chúa và chàng Ếch http://news.awn.com/index.php?ltype=top&newsitem_n... http://boxofficemojo.com/movies/?id=princessandthe... http://www.boxofficemojo.com/movies/?id=princessan... http://www.darkhorizons.com/news06/060727d.php http://www.essence.com/2009/11/30/critics-dispute-... http://disney.go.com/disneypictures/princessandthe... http://www.imdb.com/news/sb/ng%C3%A0y http://articles.latimes.com/2009/nov/22/entertainm... http://www.laughingplace.com/News-ID510530.asp http://www.ohio.com/entertainment/87609637.html